Trong bài thứ 3 của loạt bài Hùng Vương, chúng ta đã quan sát ý nghĩa của tên Xích Quỷ thường viết trong các sách giáo khoa, quốc hiệu đầu tiên của nước Việt. Cũng đồng thời xác định lại thời điểm xảy ra câu chuyện con rồng cháu tiên chỉ trong vòng thiên niên kỷ đầu trước Công Nguyên. Địa điểm lúc bắt đầu câu chuyện xoay quanh địa bàn nước Sở của thời Xuân Thu Chiến quốc, đặc biệt tại địa bàn của chủng Thái-cổ với sự hội nhập của chủng Việt-cổ.
Từ đó, sau khi kiểm chứng với lịch sử, đặc biệt với sự kiện thật rõ: miền Hoa Nam cho đến khi nhà Hán tiến quân thôn tính, chưa hề có một nước nào lớn rộng và nhất thống như cái nước Xích Quỷ trong truyện cổ tích đời xưa của người Mường, chúng ta có thể thấy Xích Quỷ chỉ là một sản phẩm của tưởng tượng, của truyện tích. Sự thật miền Hoa Nam của nước Tàu ở thời xa xưa, bao gồm rất nhiều chủng tộc khác nhau. Với ngôn ngữ, huyết thống và phong tục tập quán khác nhau. Nội ở khu vực Quảng Đông Quảng Tây, mặc dù chủng lớn ở đó vẫn là chủng Âu khi xưa, nay đã được (hay bị) đồng hoá thành 'Hán' tộc, người ta vẫn thấy có rất nhiều chủng khác lớn nhỏ đủ thứ vẫn góp mặt như một nhóm người dân tộc hay một khu vực tự trị. Điển hình là người Choang, rất có khả năng chính là hậu duệ của người Tây Âu năm xưa, ngày nay vẫn còn trên dưới 10 bộ tộc khác nhau tuy đồng chủng, với dân số lên đến gần 20 triệu, bằng nước Úc.
Trong bài này chúng ta sẽ quan sát tiếp ý nghĩa của tên nước Văn Lang cũng như thử xem lại những chứng tích hoặc dấu ấn, nếu có, và đặc biệt biên giới của Văn Lang.
Trước hết xin tóm tắt một vài điểm quan trọng đã được trình bày trong những bài trước:
(i) Trước tiên, chúng ta đã xem lại con số 18 được dùng để chỉ 18 đời vua Hùng, và 'phát hiện' được rằng trong nền văn minh Hoa Hạ, số 18 được dùng như một ý niệm liên tục để chỉ một tập hợp có thể trống không, hay chi tiết hãy còn ẩn số, không biết rõ. Số 18 cũng rất phổ thông ngày xa xưa, rất có thể do ở hệ thống đếm của văn minh Hoa Hạ trong thời huyền sử đã xử dụng con số 9 làm cơ bản, hệ đếm số 9. Trong hệ đếm số 9, số 18 coi như 2 lần số hệ 9 (= 2 chín), tương đương với 20 trong hệ đếm số 10 (Xem: [1]). Chúng ta cũng đã ghi nhận con số 9, số lớn nhất của hệ đếm theo 9, thường dùng để chỉ vua chúa, tột đỉnh của quyền lực xã hội.
(ii) Truyền thuyết 'con rồng cháu tiên' được giải mã dưới một góc độ khá mới của thế kỷ 21. Trong đó chúng ta đã xử dụng đến những ý niệm 'đương đại', như 'nhảy vọt theo trọn đơn vị' (kiểu thuyết quantum của Max Planck) hoặc 'quay băng video nhanh', và xem xét kỹ tất cả các nhân danh và địa danh của truyền thuyết. Từ đó chúng ta đã xác định được, thời gian xảy ra câu chuyện của truyền thuyết được giới hạn trong vòng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên (0-1000 TCN), và ở tại địa bàn nước Sở.
(iii) Để giải mã truyền thuyết, lần đầu tiên chúng ta bắt buộc phải phân biệt từng chủng một trong khối Bách Việt cũng như địa bàn sinh sống của họ. Có hai chi lớn thuộc chủng Việt nổi bật: Âu (Thái) và Lạc (Việt). Chúng ta cũng phải xem những nhân vật của câu chuyện như biểu tượng cho một nhóm người, một bộ tộc, v.v.
(iv) Từ đó tình duyên giữa Âu Cơ với Lạc Long Quân được xem như một cuộc hợp chủng để gây sức mạnh chống cản đàn áp và sức tiến của chủng Hoa. Những vụ 'tuần thú' của mấy ông 'vua' tưởng tượng thuộc địa bàn nước Sở được xem như những cuộc di tản hằng khối của các nhóm Bách Việt xuôi về hướng Nam. Đặc biệt để ý đến hai chủng chủ lực là Thái và Việt cổ.
(v) Tình vợ chồng giữa bà Âu và ông Lạc cuối cùng phải kết thúc, bởi lý do chính, như đã ghi rõ: dị chủng. Theo bản Mường, vào lúc chia tay, cả hai nhóm vẫn còn theo mẫu hệ, và dưới chế độ bộ lạc. Cả hai nhóm đều có các con nắm giữ vai trò lãnh đạo của các bộ lạc riêng biệt thuộc chủng của mình. Chưa hề tiến đến hình thái của chế độ nhà nước hay quốc gia. Cuộc chia tay đó ăn khớp với việc chia cắt nước Nam Việt thành hai phần: phần Quảng Châu phía trên thuộc chủng Thái (cổ) và phần Giao Châu phía dưới có chủng Việt đa số. Nó cũng đại diện cho việc một số người địa phương - đa số thuộc chủng Thái cổ (Âu) với địa bàn gốc là khu rừng núi - đã không thể sống chung với thế lực đô hộ Bắc phương, bỏ miền đồng bằng kéo lên rừng lên núi mà sống. Ở đó họ hội nhập với các sắc dân bản địa như Negrito (thấp, tóc xoăn), và Melanesian (đen ở hải đảo), rồi lâu ngày trở thành người Mường, người Tày, người Kha,…. Những người ở lại thành người Kinh.
Về sự chia ly giữa bà Âu và ông Lạc, Việt Nam Sử Lược [2] có chép:
'Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc Long quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là dòng dõi Long-quân, nhà ngươi dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 ta đem xuống bể Nam Hải.’ Truyền thuyết đã nói quá rõ: Âu Cơ và Lạc Long Quân, mỗi người thuộc một chủng khác nhau.
Sau đó vẫn theo truyền thuyết, Lạc Long quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Truyền được 18 đời thì bị mất nước về tay Thục Phán. Thục Phán mang 'quốc tịch' cũ của nước Thục, đã bị nước Tần dứt điểm vào năm 316 TCN. Theo rất nhiều sử sách dân Thục thuộc chủng Thái-cổ.
Theo phần ghi chú của dịch giả bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên [3], 'những truyện Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương được chép lần đầu tiên ở sách 'Lĩnh Nam trích quái', Ngô Sĩ Liên bắt đầu đem vào quốc sử.' Tức, những nhân danh như Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và ngay cả Hùng Vương đều được chép vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [3] từ một số chuyện u linh hoang đường được đầu tiên giới thiệu với người nước Nam, qua bộ truyện 'Lĩnh Nam Trích Quái', xuất bản vào khoảng thế kỷ 14.
Riêng sử thần Ngô Sĩ Liên đã bàn ở cuối chương về Hùng Vương [3]: 'Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế? Vì là mẹ làm quân trưởng, các con đều làm chủ một phương. Cứ xem như tù trưởng Man ngày nay, xưng là nam phụ đạo, nữ phụ đạo (hiện nay đổi chữ phụ đạo làm phụ đạo có lẽ như thế [8]). Còn như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh thì rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi.'
Có thể nói một trong những cảm hứng dẫn đến việc truy tầm sách vở để viết nên loạt bài này bắt nguồn từ dặn dò của Ngô Sĩ Liên: 'tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi.
Từ đó, sau khi kiểm chứng với lịch sử, đặc biệt với sự kiện thật rõ: miền Hoa Nam cho đến khi nhà Hán tiến quân thôn tính, chưa hề có một nước nào lớn rộng và nhất thống như cái nước Xích Quỷ trong truyện cổ tích đời xưa của người Mường, chúng ta có thể thấy Xích Quỷ chỉ là một sản phẩm của tưởng tượng, của truyện tích. Sự thật miền Hoa Nam của nước Tàu ở thời xa xưa, bao gồm rất nhiều chủng tộc khác nhau. Với ngôn ngữ, huyết thống và phong tục tập quán khác nhau. Nội ở khu vực Quảng Đông Quảng Tây, mặc dù chủng lớn ở đó vẫn là chủng Âu khi xưa, nay đã được (hay bị) đồng hoá thành 'Hán' tộc, người ta vẫn thấy có rất nhiều chủng khác lớn nhỏ đủ thứ vẫn góp mặt như một nhóm người dân tộc hay một khu vực tự trị. Điển hình là người Choang, rất có khả năng chính là hậu duệ của người Tây Âu năm xưa, ngày nay vẫn còn trên dưới 10 bộ tộc khác nhau tuy đồng chủng, với dân số lên đến gần 20 triệu, bằng nước Úc.
Trong bài này chúng ta sẽ quan sát tiếp ý nghĩa của tên nước Văn Lang cũng như thử xem lại những chứng tích hoặc dấu ấn, nếu có, và đặc biệt biên giới của Văn Lang.
Trước hết xin tóm tắt một vài điểm quan trọng đã được trình bày trong những bài trước:
(i) Trước tiên, chúng ta đã xem lại con số 18 được dùng để chỉ 18 đời vua Hùng, và 'phát hiện' được rằng trong nền văn minh Hoa Hạ, số 18 được dùng như một ý niệm liên tục để chỉ một tập hợp có thể trống không, hay chi tiết hãy còn ẩn số, không biết rõ. Số 18 cũng rất phổ thông ngày xa xưa, rất có thể do ở hệ thống đếm của văn minh Hoa Hạ trong thời huyền sử đã xử dụng con số 9 làm cơ bản, hệ đếm số 9. Trong hệ đếm số 9, số 18 coi như 2 lần số hệ 9 (= 2 chín), tương đương với 20 trong hệ đếm số 10 (Xem: [1]). Chúng ta cũng đã ghi nhận con số 9, số lớn nhất của hệ đếm theo 9, thường dùng để chỉ vua chúa, tột đỉnh của quyền lực xã hội.
(ii) Truyền thuyết 'con rồng cháu tiên' được giải mã dưới một góc độ khá mới của thế kỷ 21. Trong đó chúng ta đã xử dụng đến những ý niệm 'đương đại', như 'nhảy vọt theo trọn đơn vị' (kiểu thuyết quantum của Max Planck) hoặc 'quay băng video nhanh', và xem xét kỹ tất cả các nhân danh và địa danh của truyền thuyết. Từ đó chúng ta đã xác định được, thời gian xảy ra câu chuyện của truyền thuyết được giới hạn trong vòng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên (0-1000 TCN), và ở tại địa bàn nước Sở.
(iii) Để giải mã truyền thuyết, lần đầu tiên chúng ta bắt buộc phải phân biệt từng chủng một trong khối Bách Việt cũng như địa bàn sinh sống của họ. Có hai chi lớn thuộc chủng Việt nổi bật: Âu (Thái) và Lạc (Việt). Chúng ta cũng phải xem những nhân vật của câu chuyện như biểu tượng cho một nhóm người, một bộ tộc, v.v.
(iv) Từ đó tình duyên giữa Âu Cơ với Lạc Long Quân được xem như một cuộc hợp chủng để gây sức mạnh chống cản đàn áp và sức tiến của chủng Hoa. Những vụ 'tuần thú' của mấy ông 'vua' tưởng tượng thuộc địa bàn nước Sở được xem như những cuộc di tản hằng khối của các nhóm Bách Việt xuôi về hướng Nam. Đặc biệt để ý đến hai chủng chủ lực là Thái và Việt cổ.
(v) Tình vợ chồng giữa bà Âu và ông Lạc cuối cùng phải kết thúc, bởi lý do chính, như đã ghi rõ: dị chủng. Theo bản Mường, vào lúc chia tay, cả hai nhóm vẫn còn theo mẫu hệ, và dưới chế độ bộ lạc. Cả hai nhóm đều có các con nắm giữ vai trò lãnh đạo của các bộ lạc riêng biệt thuộc chủng của mình. Chưa hề tiến đến hình thái của chế độ nhà nước hay quốc gia. Cuộc chia tay đó ăn khớp với việc chia cắt nước Nam Việt thành hai phần: phần Quảng Châu phía trên thuộc chủng Thái (cổ) và phần Giao Châu phía dưới có chủng Việt đa số. Nó cũng đại diện cho việc một số người địa phương - đa số thuộc chủng Thái cổ (Âu) với địa bàn gốc là khu rừng núi - đã không thể sống chung với thế lực đô hộ Bắc phương, bỏ miền đồng bằng kéo lên rừng lên núi mà sống. Ở đó họ hội nhập với các sắc dân bản địa như Negrito (thấp, tóc xoăn), và Melanesian (đen ở hải đảo), rồi lâu ngày trở thành người Mường, người Tày, người Kha,…. Những người ở lại thành người Kinh.
Về sự chia ly giữa bà Âu và ông Lạc, Việt Nam Sử Lược [2] có chép:
'Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc Long quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là dòng dõi Long-quân, nhà ngươi dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 ta đem xuống bể Nam Hải.’ Truyền thuyết đã nói quá rõ: Âu Cơ và Lạc Long Quân, mỗi người thuộc một chủng khác nhau.
Sau đó vẫn theo truyền thuyết, Lạc Long quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Truyền được 18 đời thì bị mất nước về tay Thục Phán. Thục Phán mang 'quốc tịch' cũ của nước Thục, đã bị nước Tần dứt điểm vào năm 316 TCN. Theo rất nhiều sử sách dân Thục thuộc chủng Thái-cổ.
Theo phần ghi chú của dịch giả bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên [3], 'những truyện Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương được chép lần đầu tiên ở sách 'Lĩnh Nam trích quái', Ngô Sĩ Liên bắt đầu đem vào quốc sử.' Tức, những nhân danh như Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và ngay cả Hùng Vương đều được chép vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [3] từ một số chuyện u linh hoang đường được đầu tiên giới thiệu với người nước Nam, qua bộ truyện 'Lĩnh Nam Trích Quái', xuất bản vào khoảng thế kỷ 14.
Riêng sử thần Ngô Sĩ Liên đã bàn ở cuối chương về Hùng Vương [3]: 'Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế? Vì là mẹ làm quân trưởng, các con đều làm chủ một phương. Cứ xem như tù trưởng Man ngày nay, xưng là nam phụ đạo, nữ phụ đạo (hiện nay đổi chữ phụ đạo làm phụ đạo có lẽ như thế [8]). Còn như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh thì rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi.'
Có thể nói một trong những cảm hứng dẫn đến việc truy tầm sách vở để viết nên loạt bài này bắt nguồn từ dặn dò của Ngô Sĩ Liên: 'tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi.