Trong lịch sử Trung Quốc, Xích Quỷ chính là khởi nguồn của người Choang và nước Việt, nước Sở thời Xuân Thu, chứ không hề liên quan gì đến nước Văn Lang-Đại Việt. Thục Chế Thục Phán của nước Nam Cương cũng bắt nguồn từ đây.
Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.
Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi.
Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.
Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 trước công nguyên đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đất nước rộng lớn gồm tất cả các thị tộc người Việt (Bách Việt)
Xích Quỷ là quốc hiệu đầu tiên của người Việt có diện tất rất rộng lớn, phía bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2
Trong khi đó diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km2 (tính cả diện tích trên biển), tức chỉ bằng khoảng 1/10 so với Xích Quỷ trước kia.
Ý nghĩa của quốc hiệu Xích Quỷ
Là quốc hiệu đầu tiên của người Việt, vậy Xích Quỷ mang ý nghĩa gì?
Có các cuộc nghiên cứu cùng các lý giải khác nhau về tên Xích Qủy, theo giải thích trên wiki thì “Xích” nghĩa là đỏ, như vậy Xích Quỷ là quỷ đỏ, ám chỉ trang phục ngày xưa màu đỏ, trên người lại mang hình xăm, về sau người Xích Quỷ gọi là người Việt.
Cũng có nghiên cứu cho rằng “Xích” là đỏ tức ở phương nam (theo kinh dịch thì phương nam có khi hậu nóng mang hành hỏa có màu đỏ), còn “Quỷ” là tên một ngôi sao ở phương nam trong nhị thập bát tú.
Tuy nhiên trong cuốn “Ngọc Phả truyền thư” của từ đường họ Nguyễn có giải thích rằng chữ “Xích” là màu đỏ ngụ ý phương nam, từ “Qủy” là từ chữ Vương của người Việt cổ, 3 chữ Vương ghép lại thành chữ “Quỷ”. Vậy ba Vương cu thể là những ai?
Chữ “Quỷ”do ba chữ Vương ghép thành
Đế Thừa là cháu hai đời của Thần Nông (Viêm Đế) có 3 con trai:
- Con trưởng là Nguyễn Minh Khiết (tức Đế Minh) làm Đế phương nam
- Nguyễn Nghi Nhân là Đế phương bắc
- Nguyễn Long Cảnh, còn gọi là Lý Lang Công (tên khác là Ba Công, Long Đại Vương)
Ba người con của Đế Thừa đều làm Vương ở 3 phương. Theo “Ngọc Phả truyền thư” thì Kinh Dương Dương là con trai của Đế Minh (tức Đế vùng phương nam) thấy ba Vương đều là Đế ở ba nơi, nên ghép ba chữ “Vương” này tạo thành chữ “Quỷ”. Tên “Xích Quỷ” nêu rõ Vương ở phương nam, ngụ ý nước nam đã có chủ.
Có thể tìm thấy “ba Vương” từ bài đồng dao cổ xưa mà đến nay người Việt hầu như ai cũng biết:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ú tim bắt được
Ù à ù ập!”
“Chi chi” là chi nọ nối tiếp chi kia trong một họ tộc; “chành chành” nghĩa là không có chi kế tiếp thì phải ‘chành’ sang họ trực hệ hoặc đồng tông.
“Cái đanh thổi lửa” là nói về ông Toại Nhân, đây là ông tổ tạo ra lửa giúp, tạo ra văn minh giúp con người nấu chín thức ăn, không phải ăn thịt sống như loài cầm thú. Sau này vua Phục Hy là người kế nhiệm ông. Dẫu là “chi chi chành chành” nào thì cũng có chung một tổ là từ ông Toại Nhân, câu này nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn.
“Con ngựa chết trương” chỉ Hiên Diên Hoàng Đế vì để thống nhất thiên hạ đã tiến hành các cuộc chinh phạt, nhiều người đồng ý theo Hoàng Đế, những ai không theo thì bị chinh phạt gây ra cuộc chiến đẫm máu, thể hiện qua hình tượng “con ngựa chết trương” chỉ rất nhiều kỵ binh tử trận trong cuộc chinh phạt.
“Ba Vương ngũ Đế”: “Ba Vương” là ba người con trai của Đế Thừa, cháu hai đời của Thần Nông như đã nêu ở trên; “ngũ đế” là Phục Hy, Thần Nông, Viêm Đế, Hiên Diên Hoàng Đế, Đế Thức.
“Chấp chế đi tìm” ba Vương ngũ Đế đều đi tìm thể chế nhằm xây dựng cơ đồ bền vững.
“Ú tim bắt được” câu này liên quan đến câu “chi chi chành chành chành” ở trên, ngụ ý liên kết các chi họ lại xây dựng lại thành một nước.
“Ù à ù ập” là câu tán thán ngỏ ý vui mừng.