Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, trong triều đình có các quan giúp việc là Lạc Hầu, quan Lạc Tướng cai quản các bộ địa phương, dưới Lạc Tướng là các quan Bồ Chính cai quản từng khu vực nhỏ (làng). Theo các tư liệu cổ, các vị vua cai trị nước Văn Lang có tất cả 18 đời (hoặc dòng) vua.
Xã hội có giai cấp có lẽ chưa xuất hiện, nhưng chắc chắn đã xuất hiện sự phân tầng. Theo Lĩnh Nam chích quái, tôi tớ được gọi là xao nếu là nữ, và xung nếu là nam, kẻ bề dưới là hôn. Xao có thể được gắn với sao trong tiếng Thái: con gái, hôn của tiếng Chăm và ho hun của tiếng Jarai và côn huon trong tiếng Thái là những từ dùng để gọi các nô lệ lo việc nhà.
Quan điểm về đặc tính của nhà nước Văn Lang rất đa dạng. Có nhiều quan điểm khác nhau trong đó có quan điểm của GS. Hà Văn Tấn cho rằng nhà nước Văn Lang chỉ là một cái làng lớn (Hà Văn Tấn, Làng, liên làng và siêu làng (Mấy vấn đề về phương pháp), Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, 1987, in lại trong Một số vấn đề Lý luận Sử học, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2007); quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng: Nhà nước Văn Lang thực chất là một "nhà nước siêu làng", thể hiện cả ở sự liên kết giữa làng và nước, chứ không chỉ là sự liên kết giữa các làng với nhau. Theo tác giả, tính chất "siêu làng" thể hiện ít nhất ở ba khía cạnh: Thứ nhất, về nội dung, nhà nước mang dáng dấp của một cái làng lớn có tính liên kết mạnh, tính đại diện cao và tính giai cấp yếu. Thứ hai, về phạm vi và tính chất liên kết, quan hệ làng nước mang tính hoà đồng, lưỡng hợp, chưa có sự phân định rạch ròi về chức năng, thẩm quyền giữa làng và nước. Thứ ba, về thời gian, nhà nước Văn Lang dần được hình thành trong một quá trình rất lâu dài (Nguyễn Minh Tuấn, Nhà nước Văn Lang - nhà nước siêu làng, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội, chuyên san Kinh tế - Luật, Tập 23, Số 3, năm 2007).
Quan điểm về đặc tính của nhà nước Văn Lang rất đa dạng. Có nhiều quan điểm khác nhau trong đó có quan điểm của GS. Hà Văn Tấn cho rằng nhà nước Văn Lang chỉ là một cái làng lớn (Hà Văn Tấn, Làng, liên làng và siêu làng (Mấy vấn đề về phương pháp), Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, 1987, in lại trong Một số vấn đề Lý luận Sử học, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2007); quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng: Nhà nước Văn Lang thực chất là một "nhà nước siêu làng", thể hiện cả ở sự liên kết giữa làng và nước, chứ không chỉ là sự liên kết giữa các làng với nhau. Theo tác giả, tính chất "siêu làng" thể hiện ít nhất ở ba khía cạnh: Thứ nhất, về nội dung, nhà nước mang dáng dấp của một cái làng lớn có tính liên kết mạnh, tính đại diện cao và tính giai cấp yếu. Thứ hai, về phạm vi và tính chất liên kết, quan hệ làng nước mang tính hoà đồng, lưỡng hợp, chưa có sự phân định rạch ròi về chức năng, thẩm quyền giữa làng và nước. Thứ ba, về thời gian, nhà nước Văn Lang dần được hình thành trong một quá trình rất lâu dài (Nguyễn Minh Tuấn, Nhà nước Văn Lang - nhà nước siêu làng, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội, chuyên san Kinh tế - Luật, Tập 23, Số 3, năm 2007).