Xuất phát từ Thủ đô theo đường sắt, khởi hành từ ga Hà Nội đi ngược lên phía bắc theo tuyến Yên Bái - Lào Cai. Cũng có thể theo đường nhựa vượt cầu Long Biên sang Đông Anh đi trên quốc lộ số 2 theo tuyến Tuyên Quang - Hà Giang.
Tám chín mươi cây số hành trình, con đường sắt và đường nhựa ấy quấn quýt lấy nhau mà trườn từ đồng bằng cò bay thẳng cánh lên trung du múa lượn đồi gò và đầu tiên chập vào nhau ở cạnh dấu tích toà thành Cổ Loa vĩ đại, thủ đô của đất nước từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, nơi đang ngày ngày mọc lên san sát những công trình mới của một vùng công nghiệp phía bắc Thủ đô hiện đại, nơi mà các nhà địa lý - địa mạo coi là đỉnh thứ hai của tam giác châu thổ sông Hồng, thuận lợi lắm cho một vùng cư dân trù mật, xưa cũng như nay.
Vượt qua đất Yên Lãng với dấu vết tòa thành Hạ Lôi (Mê Linh) - tục truyền là nơi đóng đô xưa của Hai Bà Trưng, hai con đường sắt và đường nhựa chập vào nhau ở trên khu công nghiệp Việt Trì lô nhô những ống khói soi bóng trên dòng sông Lô trong xanh, dòng sông Hồng đỏ thắm và xa xa là sông Đà. Đỉnh thứ nhất của tam giác châu thổ sông Hồng là đây. Cũng là đây, nơi đóng đô của đất nước thuở khai nguyên...
Ngọn núi Hùng xanh như một trái tim
Từ cửa ngõ của miền "Đất tổ" này nhìn lên, đã thấy xa xa xanh thẳm ngọn núi Hùng mà nhân dân còn gọi bằng nhiều cái tên khác: Cổ Tích, Hy Cương, Nghĩa Lĩnh.
Ngọn núi Hùng xanh như một trái tim
Đập suốt bốn nghìn mùa xuân sinh nở...
Hình tượng thơ "trái tim xanh" này lạ mà đúng. Ngọn núi cao 175 mét cao vượt lên trên một vùng đồi gò nhấp nhô như sóng cuộn đến chân trời, um tùm rậm rạm cây cối tự nhiên và người trồng. Nhà nghiên cứu cây rừng đã thống kê được ở đây 150 loài cây khiến cho từ ga Tiên Kiên trên đường sắt, hoặc từ Bá Hàng trên đường nhựa còn phải theo một con đường đất đỏ như son, lên xuống uốn lượn giữa các triền đồi cọ và ruộng bãi mà đi vào ba, bốn kilômét nữa thì tới được chân núi, nhưng ai cũng thấy như núi đã sừng sững ở ngay trước mặt.
Và đây, dưới bóng hàng thông đại thụ ở chân núi phía tây vòm cổng đồ sộ của khu đền thờ tổ tiên xa xưa của toàn dân tộc đã hiện ra với đôi câu đối cổ (nguyên văn chữ hán):
Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông quy một mối
Lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con.
Không thể không ngẫm nghĩ về ý tứ bao quát mà thấu đáo của người xưa, trong khi vẫn vọng mãi bên tai âm hưởng mời gọi mà mô tả thật đúng hình thể núi, đền ba đợt dâng cao trong câu hát dân gian:
Này lên - này lên - này lên
Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương...
Khách hành hương bắt đầu đặt chân lên nấc đầu tiên của 95 bậc thềm vắt vẻo trườn qua cây rừng và dốc núi. Thế giới của lòng sùng kính anh hùng và niềm tự hào dân tộc mở dần ra, tạo nên một chất men hào hứng, say sưa, nồng nàn khắp núi rừng, trời mây và lòng người.
Có thể đi ngay đến đền Giếng ở phía sau núi, nơi có chiếc giếng Ngọc trong vắt giữa lòng ngôi đền nho nhỏ thờ hai con gái của vua Hùng, mị nương Tiên Dung và mị nương Ngọc Hoa - những thiếu nữ đẹp và dũng cảm mà truyền thuyết kể rằng xưa kia hằng ngày vẫn đến soi bóng trên bờ nước, chải mớ tóc dài... Nhưng cũng có thể dành lại ngôi đền này đến cuối cuộc hành hương, mà trước hết hãy vượt 225 bậc thềm, lên thẳng đền Hạ. Ở bãi đất bằng trên sườn núi này, cùng với ngôi đền còn có gian chùa cùng gác chuông và tam quan. Tương truyền đây chính là nơi Mẹ Âu (Âu Cơ) đẻ ra chiếc bọc trăm trứng nở thành một trăm chàng trai tuấn tú, tổ tiên của dân tộc Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước.
Từ sau nơi sinh hạ của tổ tiên này, đi lên 168 bậc thềm nữa thì gặp đền Trung - ngôi đền được xây cất đầu tiên trong hệ thống miếu đền trên núi, với ý nghĩa ghi lại dấu tích của nơi các vua Hùng xưa đã thường ngồi bàn việc nước cùng các lạc hầu, lạc tướng. Qua vòm lá cành của cây cỏ quanh đền, từ nơi cao xa này đã thấy lồng lộng đất trời bên ngoài núi, nhưng hãy cùng nhau đi tiếp lên cao đợt nữa.
Một trăm lẻ hai bậc thềm cuối cùng là dẫn tới đỉnh núi với ngôi đền Thượng. Tương truyền, nguyên là ngôi miếu do chính vua Hùng đời thứ 6 dựng lên thờ ông Dóng, người anh hùng đã cùng với nhân dân chiến thắng giặc Ân xâm lược, xứng đáng lưu danh trong toà miếu mà nhân dân gọi là "ngôi điện giữa 9 từng mây". Từ miếu ấy, bây giờ là một ngôi đền thờ chính vua Hùng, mái chìm trong mây. Và cũng là làn mây núi này sà thấp ấp ủ cho một công trình xinh nhỏ - trái tim nhỏ của trái tim "Đất tổ" - trang nghiêm im lặng nằm chếch bên đền: Lăng Hùng Vương.
Bên cạnh đền còn có cột đá thề tương truyền do vua Thục dựng lên để thề với vua Hùng thứ 18 rằng muôn đời sẽ cúng tế nhà Hùng, tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Từ những công trình kiến trúc tượng trưng ấy, nghĩ suy về đất nước và lịch sử, nghĩ suy về cuộc hành trình mà xuất phát từ chính nơi đây dân tộc ta đã đi dài suốt mấy nghìn năm để tới ngày nay, hãy phóng tầm mắt mà nhìn mãi ra xa.
Dưới bầu trời xanh bao la là một cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ: Khắp nơi đều có những ngọn đồi lô nhô to nhỏ thấp cao với hình thể hổ phục, voi chầu phượng múa, rồng bay... Trước mắt, dải lụa sông Hồng mịn màng uốn khúc, và xa xa, trong ánh nắng mai, nắng chiều nhạt mờ, hay giữa giờ khắc trong sáng chói chang của nắng trưa, dải lụa trắng sông Đà, sông Lô trải dài trên những cánh đồng xanh rờn chảy xuống nhập với sông Hồng chan hòa giữa ngã ba Hạc mênh mông. Đồi cây, ruộng đồng trải rộng tít tắp chen với những chấm đỏ của mái ngói và màu sẫm của những cột điện cao thế, những ống khói của khu công nghiệp Việt Trì.
Đấy là nơi các vua Hùng đã từng phóng ngựa đi săn, dạy dân trồng lúa, làm thuỷ lợi, xây dựng kinh thành. Rặng Tam Đảo hiểm trở nhô cao cột tháp vô tuyến truyền hình, nổi lên trên nền xanh trù phú ấy, ở phía bên trái nối xuống hòn Sóc Sơn, nơi ông Dóng (Thánh Dóng) vứt bay lên trời sau trận thắng giặc Ân. Và bên phải sừng sững ngọn Ba Vì hùng vĩ đang xanh tốt những nông trường trồng dứa và tung tăng những đàn bò, nơi ông Tản (Sơn Tinh) để lại kỳ tích thắng giặc lũ lụt.
Tất cả như chầu về miền Đất tổ này - một miền cao quí của cả xứ sở nghìn đời lao động và chiến đấu, dựng nước và giữ nước, với trái tim yêu nước nồng nàn.
Ở đây cũng như ở nhiều miền quê hương Tổ quốc chúng ta, mặt đất san sát những dấu chân, dấu chân người sau đặt lên dấu chân người trước. Không mệt mỏi. Và, hướng tới tương lai...
Tám chín mươi cây số hành trình, con đường sắt và đường nhựa ấy quấn quýt lấy nhau mà trườn từ đồng bằng cò bay thẳng cánh lên trung du múa lượn đồi gò và đầu tiên chập vào nhau ở cạnh dấu tích toà thành Cổ Loa vĩ đại, thủ đô của đất nước từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, nơi đang ngày ngày mọc lên san sát những công trình mới của một vùng công nghiệp phía bắc Thủ đô hiện đại, nơi mà các nhà địa lý - địa mạo coi là đỉnh thứ hai của tam giác châu thổ sông Hồng, thuận lợi lắm cho một vùng cư dân trù mật, xưa cũng như nay.
Vượt qua đất Yên Lãng với dấu vết tòa thành Hạ Lôi (Mê Linh) - tục truyền là nơi đóng đô xưa của Hai Bà Trưng, hai con đường sắt và đường nhựa chập vào nhau ở trên khu công nghiệp Việt Trì lô nhô những ống khói soi bóng trên dòng sông Lô trong xanh, dòng sông Hồng đỏ thắm và xa xa là sông Đà. Đỉnh thứ nhất của tam giác châu thổ sông Hồng là đây. Cũng là đây, nơi đóng đô của đất nước thuở khai nguyên...
Ngọn núi Hùng xanh như một trái tim
Từ cửa ngõ của miền "Đất tổ" này nhìn lên, đã thấy xa xa xanh thẳm ngọn núi Hùng mà nhân dân còn gọi bằng nhiều cái tên khác: Cổ Tích, Hy Cương, Nghĩa Lĩnh.
Ngọn núi Hùng xanh như một trái tim
Đập suốt bốn nghìn mùa xuân sinh nở...
Hình tượng thơ "trái tim xanh" này lạ mà đúng. Ngọn núi cao 175 mét cao vượt lên trên một vùng đồi gò nhấp nhô như sóng cuộn đến chân trời, um tùm rậm rạm cây cối tự nhiên và người trồng. Nhà nghiên cứu cây rừng đã thống kê được ở đây 150 loài cây khiến cho từ ga Tiên Kiên trên đường sắt, hoặc từ Bá Hàng trên đường nhựa còn phải theo một con đường đất đỏ như son, lên xuống uốn lượn giữa các triền đồi cọ và ruộng bãi mà đi vào ba, bốn kilômét nữa thì tới được chân núi, nhưng ai cũng thấy như núi đã sừng sững ở ngay trước mặt.
Và đây, dưới bóng hàng thông đại thụ ở chân núi phía tây vòm cổng đồ sộ của khu đền thờ tổ tiên xa xưa của toàn dân tộc đã hiện ra với đôi câu đối cổ (nguyên văn chữ hán):
Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông quy một mối
Lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con.
Không thể không ngẫm nghĩ về ý tứ bao quát mà thấu đáo của người xưa, trong khi vẫn vọng mãi bên tai âm hưởng mời gọi mà mô tả thật đúng hình thể núi, đền ba đợt dâng cao trong câu hát dân gian:
Này lên - này lên - này lên
Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương...
Khách hành hương bắt đầu đặt chân lên nấc đầu tiên của 95 bậc thềm vắt vẻo trườn qua cây rừng và dốc núi. Thế giới của lòng sùng kính anh hùng và niềm tự hào dân tộc mở dần ra, tạo nên một chất men hào hứng, say sưa, nồng nàn khắp núi rừng, trời mây và lòng người.
Có thể đi ngay đến đền Giếng ở phía sau núi, nơi có chiếc giếng Ngọc trong vắt giữa lòng ngôi đền nho nhỏ thờ hai con gái của vua Hùng, mị nương Tiên Dung và mị nương Ngọc Hoa - những thiếu nữ đẹp và dũng cảm mà truyền thuyết kể rằng xưa kia hằng ngày vẫn đến soi bóng trên bờ nước, chải mớ tóc dài... Nhưng cũng có thể dành lại ngôi đền này đến cuối cuộc hành hương, mà trước hết hãy vượt 225 bậc thềm, lên thẳng đền Hạ. Ở bãi đất bằng trên sườn núi này, cùng với ngôi đền còn có gian chùa cùng gác chuông và tam quan. Tương truyền đây chính là nơi Mẹ Âu (Âu Cơ) đẻ ra chiếc bọc trăm trứng nở thành một trăm chàng trai tuấn tú, tổ tiên của dân tộc Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước.
Từ sau nơi sinh hạ của tổ tiên này, đi lên 168 bậc thềm nữa thì gặp đền Trung - ngôi đền được xây cất đầu tiên trong hệ thống miếu đền trên núi, với ý nghĩa ghi lại dấu tích của nơi các vua Hùng xưa đã thường ngồi bàn việc nước cùng các lạc hầu, lạc tướng. Qua vòm lá cành của cây cỏ quanh đền, từ nơi cao xa này đã thấy lồng lộng đất trời bên ngoài núi, nhưng hãy cùng nhau đi tiếp lên cao đợt nữa.
Một trăm lẻ hai bậc thềm cuối cùng là dẫn tới đỉnh núi với ngôi đền Thượng. Tương truyền, nguyên là ngôi miếu do chính vua Hùng đời thứ 6 dựng lên thờ ông Dóng, người anh hùng đã cùng với nhân dân chiến thắng giặc Ân xâm lược, xứng đáng lưu danh trong toà miếu mà nhân dân gọi là "ngôi điện giữa 9 từng mây". Từ miếu ấy, bây giờ là một ngôi đền thờ chính vua Hùng, mái chìm trong mây. Và cũng là làn mây núi này sà thấp ấp ủ cho một công trình xinh nhỏ - trái tim nhỏ của trái tim "Đất tổ" - trang nghiêm im lặng nằm chếch bên đền: Lăng Hùng Vương.
Bên cạnh đền còn có cột đá thề tương truyền do vua Thục dựng lên để thề với vua Hùng thứ 18 rằng muôn đời sẽ cúng tế nhà Hùng, tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Từ những công trình kiến trúc tượng trưng ấy, nghĩ suy về đất nước và lịch sử, nghĩ suy về cuộc hành trình mà xuất phát từ chính nơi đây dân tộc ta đã đi dài suốt mấy nghìn năm để tới ngày nay, hãy phóng tầm mắt mà nhìn mãi ra xa.
Dưới bầu trời xanh bao la là một cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ: Khắp nơi đều có những ngọn đồi lô nhô to nhỏ thấp cao với hình thể hổ phục, voi chầu phượng múa, rồng bay... Trước mắt, dải lụa sông Hồng mịn màng uốn khúc, và xa xa, trong ánh nắng mai, nắng chiều nhạt mờ, hay giữa giờ khắc trong sáng chói chang của nắng trưa, dải lụa trắng sông Đà, sông Lô trải dài trên những cánh đồng xanh rờn chảy xuống nhập với sông Hồng chan hòa giữa ngã ba Hạc mênh mông. Đồi cây, ruộng đồng trải rộng tít tắp chen với những chấm đỏ của mái ngói và màu sẫm của những cột điện cao thế, những ống khói của khu công nghiệp Việt Trì.
Đấy là nơi các vua Hùng đã từng phóng ngựa đi săn, dạy dân trồng lúa, làm thuỷ lợi, xây dựng kinh thành. Rặng Tam Đảo hiểm trở nhô cao cột tháp vô tuyến truyền hình, nổi lên trên nền xanh trù phú ấy, ở phía bên trái nối xuống hòn Sóc Sơn, nơi ông Dóng (Thánh Dóng) vứt bay lên trời sau trận thắng giặc Ân. Và bên phải sừng sững ngọn Ba Vì hùng vĩ đang xanh tốt những nông trường trồng dứa và tung tăng những đàn bò, nơi ông Tản (Sơn Tinh) để lại kỳ tích thắng giặc lũ lụt.
Tất cả như chầu về miền Đất tổ này - một miền cao quí của cả xứ sở nghìn đời lao động và chiến đấu, dựng nước và giữ nước, với trái tim yêu nước nồng nàn.
Ở đây cũng như ở nhiều miền quê hương Tổ quốc chúng ta, mặt đất san sát những dấu chân, dấu chân người sau đặt lên dấu chân người trước. Không mệt mỏi. Và, hướng tới tương lai...