Truyền thuyết Hùng Vương dựng nước và 7 nghi vấn không có lời giải ?
Theo sự tích cổ truyền, thì vị trí nước Việt Nam ta, lúc ban đầu có cả một dư đồ rộng lớn ở phía nam núi Ngũ Lĩnh về mạn đông nam nước Trung hoa bây giờ.
THỜI ĐẠI HỒNG BÀNG (2879 -258 trTL)
Vua Thần Nông vốn giòng Lạc Việt
Cháu Đế Minh, nối nghiệp vua ban (2879 trTL)
Rừng xanh, Ngũ Lỉnh chiêm quan
Phương Nam chọn đất, cưới nàng Vụ Tiên
Theo sách sử xưa, cháu 3 đời vua Viêm Đế của họ Thần Nông là vua Đế Minh, sau vua Đế Minh đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (tỉnh Vân Nam, quận Giao Chỉ) gặp bà Vụ Tiên rước về làm hoàng hậu sanh ra Lộc Tục.
Vua Đế Minh phong Đế Nghi làm vua phương Bắc và Lộc Tục làm vua phương Nam với đế hiệu là Kinh Dương Vương đặt quốc hiệu là Xích Quỷ. Sử xưa ghi việc lên ngôi nầy vào năm 2879 trước tây lịch (trTL), sử gia Ngô Sỹ Liên (thời vua Lê Thánh Tông) ghi năm đó là năm Kinh Dương Vương lập quốc.
Tính đến năm 2012 nầy là 4.891 năm.
Vào tiết Xuân mát mẻ, cảnh sắc sáng tươi, vua tuần du ngoài biển, không ngờ gió thổi thuyền thẳng tới hồ Động Đình, chợt thấy một người con gái nhan sắc tuyệt vời, đó là Long Nữ, con gái của Long Vương. Vua Kinh Dương Vương cho rước về đô thành lập làm chánh cung.
Một ngày kia, điềm lành hiển hiện ra hào quang sáng chói, bà Thần Long sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm có tư chất thông minh hơn người, được vua lập làm Thái tử.
Sùng Lãm là con bà Thần Long, dòng cháu bà Vụ Tiên nên gọi là “Con Rồng cháu Tiên”. Do đó, có sự tích Con Rồng cháu Tiên.
Sau khi Kinh Dương Vương mất, Sùng Lãm lên nối ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân, cưới bà u Cơ.
Ngày bà sắp sinh, thì trên núi Ngũ Lĩnh hiện ra điềm lành, mây ngũ sắc rực rỡ, rồi bà hạ sinh một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con trai, lớn lên đều có tư chất thông minh hơn người.
Trong thế gian, sắc đẹp nào hơn Tiên, sức mạnh nào hơn Rồng cùng với lực lượng trăm vị trượng phu khôi ngô tuấn tú có giác quan tinh nhuệ, trí tuệ thông minh khi trưởng thành, thật là một tập hợp sắc, tài, nhân lực vô song cơ may ngàn năm một thuở (thiên tải nhất thì), thiên duyên trời đà dành sẵn cơ đồ nước Việt. Vào một ngày trời quang mây tạnh (thiên quang vân tĩnh) năm mươi người con theo cha xuống miền biển đông để mở rộng bờ cõi , năm mươi người con theo mẹ u Cơ lên miền núi trấn an biên thuỳ.
Một bầu chia xẻ tuy đôi ngả
Trăm họ chung quy vẫn một nhà.
Phải chăng hàng ngàn năm trước, Tổ tiên ta đã vì lợi ích dân tộc mà hy sinh tình cảm riêng tư ?
“Phép công là trọng niềm tây sá gì ?”
Truyền thống nầy càng biểu hiện cụ thể hơn trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 – 43 sau Tây lịch). Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em ruột, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh (Sơn Tây cũ và thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Theo thần tích và truyền thuyết ở Sơn Tây, mẹ của hai Bà Trưng là bà Man Thiện – là cháu chắt bên ngoại Hùng Vương . Bà đã nuôi dạy hai người con gái theo tinh thần yêu nước và thượng võ. Bà giúp đở con gái và con rể rất tích cực trong việc tổ chức lực lượng khởi nghĩa bao gồm nhiều thủ lĩnh (quang lang, phụ đạo) và dân binh địa phương vùng Sơn Tây cũ. Hiện nay ở làng Nam Nguyễn huyện Ba Vì còn ngôi mộ của Bà, Dân địa phương gọi là mả Dạ. (Dạ là tiếng Việt cổ chỉ một bà già được kính trọng).
Trưng Trắc là một người phụ nữ dũng cảm, đảm đang, mưu trí; chồng bà là ông Thi Sách, con trai lạc tướng huyện Chu Diên (miền Hà Tây – Nam Hà) cũng là một người yêu nước và có chí khí quật cường. Hai gia đình Lạc tướng, với sự ủng hộ của nhân dân, đang cùng nhau mưu toan sự nghiệp lớn thì Thi Sách bị viên thái thú Tô Định giết chết. Hành vi bạo ngược của Tô Định không làm cho bà Trưng Trắc sờn long, trái lại càng làm cho Bà thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa, chiêu anh hùng nghĩa sĩ bốn phương đuổi quân giặc ra khỏi biên cương khôi phục nền độc lập cho Tổ quốc.
Bà Trưng đã đặt nợ nước trên thù nhà. Theo truyền thuyết dân gian, Bà bỏ khăn tang khi ra trận để khỏi xúc động ba quân… Trên đàn thề trước ba quân Bà Trưng đã nêu rõ bốn mục tiêu của cuộc khởi nghĩa.Thiên nam ngữ lục, áng sử ca dân gian cuối thế kỷ XVll đã ghi lại như sau :
“ Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn sở công linh nầy”. ( Lịch sử Việt Nam – tập l – 1971)
Khi đem quân đi diệt thù cứu nước, thì:
“ Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn tây nổỉ án phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên Biên thành”.
Và khi đuổi được giặc ra khỏi biên cương, thắng trận vẻ vang trên đường trở về Kinh đô, Bà Trưng mới vấn chiếc khăn tang lên đầu mà nghĩ đến tình nhà, tình cảm riêng tư, tâm sự vành khan tang, nỗi niềm cô đơn và hiu quạnh miên man của người quả phụ:
“Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa,
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi,
Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá,
Chênh chếch trăng tà bóng lẻ soi ” . (Ngân Giang nữ sĩ )
(Xin mở dấu ngoặc, phần nầy có nơi ghi: Lạc Long Quân bàn với bà u Cơ: “Ta là dòng dõi rồng, ngươi là dòng dõi tiên, ăn ở với nhau lâu không được. Nay chúng ta được một trăm người con, vậy ngươi đem năm mươi con lên núi, còn ta đem năm mươi con ra biển lập nghiệp).
Lạc Long Quân phong người con trưởng lên nối ngôi hiệu là Hùng Vương, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô tại Phong Châu, nay thuộc vùng đất Bạch Hạt (1) – Việt Trì, là một thung lũng nằm giữa hai quả nuí lớn là Tản Viên ở phía tây bắc và Tam đảo ở phía đông bắc, đồng thời cũng là lưu vực của 3 con sông lớn vùng trung du Bắc Việt là sông Thao ( thượng lưu sông Hồng), sông Đà (sông Đáy) và sông Lô. Do đó có danh xưng là Ngã ba Hạc, nổi tiếng với bài phú “Ngã ba Hạc” của tiến sĩ Nguyễn Bá Lân (1701-1785). (2)
Đất Phong Châu khí vượng kinh đô
Văn Lang lập quốc bấy giờ
Hùng Vương xưng đế, cõi bờ tuần tra.
Mười tám đời vua liên tiếp đều lấy hiệu là Hùng Vương, kể từ Kinh Dương Vương đến Lạc Long Quân… Hùng Quốc Vương, Hùng Nghi Vương… Hùng Duệ Vương.
Cõi Nam riêng một góc trời,
Hùng Vương gây dựng đời đời nghiệp vua
Phong Châu là chốn Kinh đô,
Chia làm mười lăm bộ bản đồ mênh mông.
(Sơn Tây, Sơn Nam, Hải Dương, Kinh Bắc, Ái Châu, Hoan Châu, Bố Chính, Ô Châu, Ai Lao, Hưng Hoá,Tuyên Quang, Cao Bình, Lạng Sơn, Quảng Tây và Quảng Đông — theo sách Hùng Vương Sự Tích Ngọc Phả cổ truyền)
Tuy nhiên, về niên đại còn nghi vấn, vì từ năm 2879 trước TL đến năm 258 trước TL, là năm An Dương Vương Thục Phán chiếm nước Văn Lang lập ra nước u Lạc. Thời gian nầy tính ra là 2621 năm mà chỉ có 20 đời vua – ( Vua Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 (hay là 81 ?) vị Hùng Vương, vấn đề còn nghi vấn.
Post a Comment